Tổ chức Y tế thế giới cho biết, “cái ôm đầu tiên” là một hành động đơn giản của mẹ nhưng lại mang một ý nghĩa to lớn vì có khả năng cứu sống trẻ.
Bởi khi được mẹ ôm, trẻ sẽ được ủ ấm, tăng tiếp xúc trực tiếp da bé với da mẹ. Đó là nơi thoải mái, bình yên và ấm áp nhất để bé bắt đầu cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.
Đó là nơi thoải mái, bình yên và ấm áp nhất để bé bắt đầu cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 2 thập kỉ qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc giảm tỉ lệ trẻ t.ử vo.ng trong tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên, khi nhìn tổng thể tất cả các quốc gia trên thế giới thì con số 17.000 trẻ t.ử vo.ng khi vừa chào đời (số liệu năm 2012) vẫn còn rất lớn và cần phải hạ thấp đi rất nhiều.
Theo đó, WHO đã phát động chiến dịch “cái ôm đầu tiên” để giúp da bé được tiếp xúc trực tiếp với da mẹ, được mẹ ủ ấm và đồng thời truyền máu cũng như vi khuẩn có lợi từ bánh nhau của người mẹ sang con.
Tiến sĩ Shin Young-soo, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới WHO khu vực Tây Thái Bình Dương cho biết: “Có quá nhiều trẻ sơ sinh t.ử vo.ng trên thế giới bởi những yếu tố mà chúng ta có thể phòng ngừa được, ví dụ như bệnh tật. Và “cái ôm đầu tiên” có thể giải quyết được thách thức này.”
Cũng cùng quan điểm này, chuyên gia Nhi khoa và trẻ sơ sinh Maria Asuncion Silvestre của Tổ chức Y tế thế giới cho rằng việc tách mẹ và con ngay sau khi vừa sinh là việc làm rất lỗi thời, nhất là khi trẻ có nhu cầu tìm kiếm v.ú mẹ để bú. Nếu không được bú sữa mẹ ngay khi chào đời, trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng và t.ử vo.ng cao.
Theo số liệu thống kê từ Bệnh viện Từ Dũ (TP. HCM): Tỉ lệ trẻ sơ sinh t.ử vo.ng trong 6 giờ đầu sau sinh đã giảm đi đáng kể từ khi áp dụng chiến dịch “cái ôm đầu tiên”. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2014, có 385 trẻ t.ử vo.ng khi mới sinh trong tổng số 29.000 trẻ. Và đến 6 tháng đầu năm 2015 thì con số này đã giảm xuống, chỉ còn 272 trẻ t.ử vo.ng trên tổng số 31.000 trẻ.
Thạc sĩ, bác sĩ Hán Thị Thanh Tâm, Phó Khoa sản 2, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh cho biết, phương pháp “cái ôm đầu tiên” hay còn được gọi là da-kề-da (skin to skin) còn giúp gắn kết tinh thần và tình cảm giữa mẹ và bé rất tốt.
Khi còn ở trong bụng mẹ, bé luôn được nghe tiếng tim mẹ đập, và khi ra ngoài, bé được ôm ấp, vỗ về trên ngực mẹ, vẫn được nghe tiếng tim đập, giọng nói của mẹ bé sẽ ngoan và an tâm hơn. So với môi trường trong bụng mẹ có nước ối, vừa ấm áp, vừa mặn, thì môi trường bên ngoài sẽ rất khác lạ với bé, vì thế các em bé ngay khi chào đời đều cất tiếng khóc là vì sợ, và đó là phản xạ tự nhiên.
Việc cho bé được nằm da-kề-da với mẹ sẽ giúp bé tìm về được những gì thân thuộc và thích nghi dần với môi trường bên ngoài. Đồng thời, lúc này các bác sĩ cũng chưa tiến hành c.ắt r.ốn ngay lập tức nên bé sẽ tiếp tục được cung cấp thêm 30% máu cũng như nguồn dinh dưỡng.
Khi có thêm lượng máu được truyền vào cơ thể, trẻ sẽ tránh được tình trạng thiếu máu và hiển nhiên là trong máu có rất nhiều chất sắt cùng nguồn dinh dưỡng phong phú.
Tiếp xúc da kề da sớm, lý tưởng là ngay sau sinh bằng cách đặt trẻ sơ sinh trần truồng trên ngự.c tr.ần của mẹ. Ng.ực tr.ần của mẹ là nơi hoàn hảo cho trẻ sơ sinh phục hồi sau những căng thẳng của hành trình “vượt cạn”.
Các bước chăm sóc trẻ sơ sinh theo phương pháp da-kề-da
1. Lau khô trẻ cẩn thận ngay khi trẻ vừa chào đời.
2. Tiếp xúc da-kề-da giữa bé và mẹ ngay lập tức.
3. Kẹp và c.ắt d.ây rốn kịp thời.
4. Nhanh chóng cho trẻ bú sữa mẹ.
Cách cho bé da-kề-da với mẹ: Đặt trẻ sơ sinh ngay lên ng.ực tr.ần của mẹ. Ngực, bụng, chân của bé áp sát vào người mẹ và không có khoảng cách, để đầu bé nghiêng về một bên và cần đắp cho bé một tấm chăn ấm. Thời gian thích hợp cho trẻ tiếp xúc da với mẹ là khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Chú ý: Với một số trường hợp mà người mẹ cần phải chăm sóc đặc biệt hay phải truyền máu, hoặc bị các bệnh ngoài da dễ lây nhiễm như thủy đậu… thì không nên áp dụng phương pháp này. Với các trường hợp như vậy thì người cha, hay ông bà, người thân khác có thể thay thế mẹ để thực hiện ủ ấm bé.
Discussion about this post